Bàn thờ ông Địa có tầm quan trọng rất lớn đối với những người kinh doanh buôn bán. Tục lệ thờ ông Địa – thần Tài không chỉ là một nét văn hóa tâm linh mà còn đem lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Gỗ là chất liệu phổ biến nhất để làm bàn thờ ông Địa nhưng bàn thờ đá ông Địa đang ngày càng được ưa chuộng vì độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn hẳn.
Ý nghĩa của bàn thờ ông Địa
Mục lục
Theo dân gian thì thần Tài là vị thần cai quản tất cả các công việc liên quan đến của cải và tiền bạc ở dưới hạ giới. Còn ông Địa là vị thần cai quản mảnh đất nơi mà mọi người đang sinh sống để đem lại sự bình yên và không cho những thế lực tâm linh đen tối quấy phá.
Thờ cùng lúc hai ông thì mới được coi là trọn vẹn để vừa yên ổn gia đạo vừa mang đến sự sung túc cho gia đình nhất là trong công việc kinh doanh. Về hình thức thì bàn thờ ông Địa luôn có một ông Địa và một ông thần Tài nhưng thực chất sẽ làm bạn phải ngạc nhiên khi mỗi một vị thần lại là đại diện cho năm vị thần quyền lực khác nhau.
– Ông Địa gồm có Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
– Ông thần Tài gồm có Hoàng Thần Tài là vị thần đứng đầu cùng Bạch Thần Tài, Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Xích Thần Tài.
Mỗi ông đều có những đặc điểm riêng rất dễ nhận biết và phân biệt. Ông Địa có một phong thái khá là dễ gần với dáng người béo tròn, bụng phệ, đầu quấn khăn để ngực trần và trên tay phải có cầm quạt. Còn thần Tài có thần thái trang nghiêm hơn, quần áo chỉnh tề, râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ mão, tay thường cầm cục vàng.
Bàn thờ ông Địa có thể được cúng quanh năm không cứ phải vào ngày rằm hay lễ Tết. Đặc biệt với những bàn thờ đá ông Địa được đặt ở các cửa hàng, công ty thì gần như ngày nào cũng được cúng lễ chu đáo để các vị thần phù hộ cho làm ăn thuận lợi, tiền vào như nước.
Xem thêm: Mộ đá đôi đẹp kích thước chuẩn phong thủy
Bàn thờ ông Địa gồm những gì?
Nhiều người vẫn chưa nắm được bàn thờ ông Địa gồm những gì để có thể đón nhiều lộc vào nhà nhất. Không thể mua sắm và bày biện theo ý thích mà cần phải có đầy đủ các vật phẩm đúng theo quy ước được truyền từ nhiều đời nay.
– Tượng ông Địa và thần Tài
– Bát hương
– Ống hương
– Nậm rượu
– Hũ gạo và hũ muối
– Khay nước
– Lọ hoa
– Mâm bồng
– Đèn thờ
– Cặp linh vật Long Quy và cóc Thiềm Thừ
– Tỳ Hưu
– 5 đồng hoa mai
Một bàn thờ đá ông Địa theo đúng tiêu chuẩn thì cần chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm như trên. Trong đó, tượng ông Địa – thần Tài, bát hương, nậm rượu, lọ hoa, mâm bồng, hũ gạo muối và đèn thờ là những vật phẩm không bao giờ được thiếu, những đồ còn lại có thể linh hoạt tùy vào độ lớn của bàn thờ ông Địa.
Ưu điểm của bàn thờ đá ông Địa
Bàn thờ ông Địa bằng đá tự nhiên sẽ có độ bền và độ bóng cao hơn rất nhiều bàn thờ gỗ. Vì nguyên tắc của bàn thờ ông Địa là phải đặt dưới đất nên nếu làm bằng gỗ sẽ rất nhanh hỏng dưới tác động của thời tiết nhất là những ngày trời nồm, ẩm ướt dễ dẫn đến ẩm mốc, mối mọt.
Bên cạnh đó, khi gia chủ thường xuyên lau chùi vệ sinh thì màu của bàn thờ cũng sẽ bị phai đi rất nhiều gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng phần nào đó đến vấn đề tâm linh. Bàn thờ đá ông Địa sẽ khắc phục được tất cả các nhược điểm của bàn thờ gỗ và làm sáng bừng cả một góc nhà bạn.
Bàn thờ đá ông Địa đa dạng mẫu mã với nhiều màu sắc để khách hàng có thể lựa chọn theo sở thích, phong thủy. Nhưng có lẽ màu vàng có ý nghĩa tương đồng và cũng là biểu tượng của tiền bạc, sự giàu có nên mọi người có xu hướng chọn màu này để làm bàn thờ đá ông Địa.
Xem thêm các kích thước mộ đá đơn giản
Các loại bàn thờ ông Địa bằng đá
Bàn thờ ông Địa bằng đá tự nhiên có rất nhiều kiểu dáng từ đơn giản cho đến cầu kỳ phức tạp. Dựa vào thiết kế của bàn thờ đá ông Địa để phân loại ra cho khách hàng có thể dễ dàng tưởng tượng và lựa chọn.
Bàn thờ ông Địa mái bằng
Đối với bàn thờ đá ông Địa mái bằng thì có thể là bằng hẳn hoặc thêm vào hoa văn rồng ở trên mái. Đây là một mẫu bàn thờ đá ông Địa đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với tất cả các không gian và nhất là những ngôi nhà, cửa hàng có diện tích nhỏ.
Bàn thờ ông Địa mái chùa
Mẫu bàn thờ đá ông Địa mái chùa toát lên được sự sang trọng và nổi bật nên được rất nhiều người yêu thích. Sản phẩm có giá thành cao vì phải chạm trổ nhiều và tinh xảo như là một tác phẩm nghệ thuật bằng đá. Bàn thờ ông Địa bằng đá thường có một, hai hoặc ba mái dựa trên các mẫu đình chùa cổ kính. Càng nhiều mái thì bàn thờ đá ông Địa càng uy nghi, bề thế vừa là nơi thờ cúng vừa là một điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn.
Bàn thờ ông Địa hộp đèn
Bàn thờ đá ông Địa hộp đèn thiết kế thêm một tầng nhỏ phía trên để đặt phật Di Lặc. Đức phật Di Lặc mang một nụ cười hả hê sẽ hóa giải tất cả những muộn phiền, lo âu của con người. Nhiều gia đình thờ cúng cả thần và phật với mong muốn cuộc sống luôn được bình yên, ấm no và hạnh phúc.
Kích thước bàn thờ ông Địa bằng đá
Là một sản phẩm mang tính tâm linh nên kích thước bàn thờ đá ông Địa cũng được làm theo thước đo Lỗ Ban. Tùy vào vị trí và diện tích nhà ở để khách hàng có thể quyết định một kích thước bàn thờ ông Địa bằng đá thích hợp. (ngang x sâu x cao)
Kích thước bàn thờ ông Địa bằng đá 48 x 48 x 68
Bàn thờ đá ông địa có kích thước nhỏ gọn và đều nằm trong các cung tốt của thước Lỗ Ban mang nhiều may mắn trong chuyện con cái và cả công danh sự nghiệp. Những người sống trên chung cư thường mua loại bàn thờ này để đặt trong nhà của họ.
Kích thước bàn thờ ông Địa bằng đá 61 x 61 x 88
Bàn thờ ông địa bằng đá cỡ trung thích hợp cho những căn nhà có diện tích vừa phải. Số đo 61 và 88 đều mang ý nghĩa tốt lành sẽ làm gia tăng của cải không ngừng.
Kích thước bàn thờ ông Địa bằng đá 68 x 68 x 108
Một kích thước bàn thờ ông địa cỡ lớn có những con số nằm trong cung tốt. Mua loại bàn thờ này để thờ cúng hai vị thần thì công việc làm ăn của gia chủ sẽ thuận buồm xuôi gió, ngày càng thịnh vượng và phát đạt.
Kích thước bàn thờ ông Địa bằng đá 81 x 81 x 108
Kích thước bàn thờ đá ông địa to, hoành tráng như này sẽ rất hợp trong những dinh thự, biệt phủ hay biệt thự. Số đo 81 thuộc cung Đăng Khoa mang đến nhiều công danh. Số đo 108 thuộc cung Hưng Vượng thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán.
Cách lập bàn thờ ông Địa bằng đá chuẩn phong thủy
Lập bàn thờ đá ông Địa cần phải chú trọng vào vị trí và hướng để không bị coi là mạo phạm tới thần linh sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng đến phúc đức và tài lộc của gia đình.
Vị trí đặt bàn thờ ông Địa
Theo người xưa thì nên đặt bàn thờ ông Địa ở góc nhà và phải là nơi thoáng đãng, sạch sẽ, có nhiều ánh sáng. Trước mặt bàn thờ thì rộng rãi, thông thoáng để có thể dễ dàng cúng lễ cũng như vệ sinh. Còn phía đằng sau là một bức tường để dựa vào tạo nên sự vững chắc cho bàn thờ đá ông Địa.
Và không giống các loại bàn thờ khác cần phải để trên cao, ông Địa vốn là thần cai quản đất nên bàn thờ ông Địa cần đặt sát mặt đất để có thể phát huy tối đa hiệu năng. Tốt nhất là khi mở cửa ra có thể nhìn thấy ngay bàn thờ ông Địa, đó chính là vị trí có cả tài, lộc, vượng của ngôi nhà. Vậy nên chúng ta hay thấy bàn thờ ông Địa bằng đá được đặt ngay đầu trước những cửa hàng buôn bán.
Hướng đặt bàn thờ ông Địa theo phong thủy
Hướng đặt bàn thờ ông Địa bằng đá có thể là hướng phong thủy với gia chủ hoặc hướng đón lộc từ bên ngoài vào. Hướng hai cung thiên lộc và quý nhân được coi là may mắn, vượng khí bậc nhất được nhiều người dùng la bàn để xác định và chọn lấy.
Bố trí bàn thờ ông Địa
Bàn thờ ông Địa không thể bố trí một cách tùy tiện mà cần phải đúng với quy luật và phong thủy. Nếu để ý mọi người sẽ thấy rằng bàn thờ đá ông Địa được bố trí theo lối trong cao ngoài thấp và cụ thể như sau:
– Phía trong cùng chính giữa bàn thờ sẽ là tấm bài vị.
– Tiếp đến là tượng hai vị, khi nhìn từ ngoài vào thì thần Tài sẽ ở bên trái còn bên phải là ông Địa.
– Bát hương đặt ngay trước hai ông và cũng đặt ở chính giữa, hai bên để nậm rượu, hũ gạo và hũ muối, phía trước để khay rượu.
– Mâm bồng và lọ hoa áp dụng theo theo nguyên lý đông bình tây quả, có nghĩa là lọ hoa sẽ được đặt bên phải và mâm bồng được đặt ở bên trái.
– Đối với hai linh vật thì Cóc Thiềm Thừ luôn phải nằm ở bên trái bàn thờ đá ông Địa, còn Long Quy và Tỳ Hưu được đặt hướng ngược lại là bên phải.
Những sai lầm khi đặt bàn thờ ông Địa
Việc thờ cúng ông Địa – thần Tài cũng có những nguyên tắc nhất định nhưng nhiều người không biết nên đã có những sai lầm khiến cho những lời cầu nguyện không được như ý muốn.
Để đèn thờ bị tắt
Đèn thờ tuy nhỏ bé nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng dùng để thắp sáng, dẫn đường đưa lối các vị thần đến được địa điểm đang thỉnh cầu. Trong quá trình thắp hương, bật đèn thờ là nhiệm vụ đầu tiên và cần thay ngay đèn thờ khi bị hỏng.
Cắm hương chồng chéo
Trong mỗi bát hương đều có một gói cốt Thất Bảo, nếu gia chủ cắm hương lộn xộn, chồng chéo lên nhau làm thủng gói cốt thì coi như bát hương đó không còn linh ứng. Như vậy việc thờ cúng sẽ trở nên vô nghĩa.
Thay gạo, muối, nước tùy tiện
Ba hũ gạo, muối, nước là những thứ không thể thiếu với đời sống con người và được đem dâng lên cho các vị thần để tỏ lòng thành kính. Với ba hũ này gia chủ nên nhớ chỉ được thay vào ngày cuối năm.
Bàn thờ đá ông Địa không có gì có thể chê được ngoại trừ giá thành hơi cao so với bàn thờ ông Địa bằng gỗ. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì đá mỹ nghệ Huy Cường chuyên cung cấp bàn thờ ông Địa bằng đá với nhiều kiểu dáng, chất liệu nên có rất nhiều loại giá để phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Để biết được mức giá cụ thể cho từng mẫu lăng mộ đá, bạn vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: https://langmodatunhien.com/